Củ sen là gì? Bật mí 6 lợi ích của củ sen với sức khỏe

Từ lâu, củ sen đã được biết đến như một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thanh mát, dễ chế biến và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy củ sen là gì? Củ sen có tác dụng gì cho sức khỏe? 

Hôm nay, Ngọc Sen Việt sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó dựa trên chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Đức Tâm trong video “Công dụng của củ sen đối với sức khỏe” trên kênh YouTube Y học thường thức qua bài viết ngay dưới đây. 

Củ sen là gì? 

Củ sen còn biết đến với tên gọi khác là “liên ngẫu” trong Đông y và tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis. Củ sen là phần rễ của cây sen nằm sâu dưới lớp bùn, có hình dạng dài và hơi tròn, màu sắc từ trắng đến nâu đỏ. Củ sen có vị ngọt, tính mát nếu dùng sống và tính ôn nếu nấu chín. 

Hiện nay củ sen được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và trong y học, giúp điều trị một số căn bệnh ở tim, gan, tỳ, vị, bổ tâm an thần, ích huyết,…

Một số khoáng chất có trong củ sen gồm: kali, phốt pho, đồng, sắt và mangan và vitamin như thiamin, pantothenic acid, kẽm, vitamin B6 và vitamin C,… Củ sen cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein phong phú cho cơ thể. 

Củ sen là củ gì?
Củ sen là củ gì?

Củ sen có tác dụng gì với sức khỏe?

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Đức Tâm về tác dụng của củ sen trên kênh Youtube Y học thường thức cho rằng, củ sen có những tác dụng đối với sức khỏe như sau: 

Cải thiện lưu thông máu

Một trong những lợi ích sức khỏe nổi bật nhất của củ sen là nó thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường cung cấp oxy cho các cơ quan. Điều này có thể giúp cải thiện chức năng của các cơ quan khác nhau và khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.

Củ sen giúp cải thiện lưu thông máu
Củ sen giúp cải thiện lưu thông máu

Cân bằng huyết áp trong cơ thể

Củ sen chứa nhiều kali, giúp cân bằng điện giải và chống lại tác động tiêu cực của natri trong máu. Kali hoạt động như một chất giãn mạch, làm giãn nở mạch máu và hạ huyết áp. Chính vì vậy mà Kali trọng củ sen cũng giúp làm giảm độ cứng của mạch máu và cải thiện lưu thông máu, có thể giúp giảm áp lực lên tim.

Hạn chế tình trạng táo bón

Chất xơ trong củ sen có thể làm tăng khối lượng phân và giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Điều này có thể cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa. Chất xơ trong củ sen cũng có thể kích thích nhu động ruột, hay co cơ của ruột, giúp di chuyển phân qua hệ tiêu hóa.

Củ sen giúp hạn chế tình trạng táo bón
Củ sen giúp hạn chế tình trạng táo bón

Hoạt động như một chất chống oxy hóa

Theo bác sĩ Tâm cho biết, khoảng 100g củ sen có thể cung cấp khoảng 73% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn. Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp sản xuất collagen và duy trì sức mạnh và tính toàn vẹn của các cơ quan, mạch máu và da. 

Vitamin C trong củ sen cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn và loại bỏ các gốc tự do có hại, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Giúp kiểm soát cân nặng

Củ sen có hàm lượng calo thấp và nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Do đó mà củ sen có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm lượng calo nạp vào và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Hỗ trợ phát triển não bộ

Pyridoxine là một hợp chất vitamin B tổng hợp được tìm thấy trong củ sen, có thể tương tác với các thụ thể thần kinh trong não và ảnh hưởng đến tâm trạng và trạng thái tinh thần. Pyridoxine cũng có thể giúp kiểm kiểm soát các cơn đau đầu, các triệu chứng stress và các cơn nóng giận. 

Củ sen giúp hỗ trợ phát triển não bộ
Củ sen giúp hỗ trợ phát triển não bộ

Cách sử dụng củ sen trong nấu ăn

Củ sen là một nguyên liệu dinh dưỡng và đa dụng trong ẩm thực, được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, đặc biệt là nấu các món chay. Một số món ăn phổ biến được nấu cùng với củ sen có thể kể đến như: Canh củ sen hầm xương, Gỏi củ sen, Củ sen kho chay, Chè củ sen hạt sen,….

Để biết rõ hơn củ sen nấu món gì ngon cho gia đình, bạn có thể đọc qua bài viết Top 10 món ăn nấu cùng củ sen bổ dưỡng cho cả gia đình đã được Ngọc Sen Việt chia sẻ trước đó nhé. 

Tham khảo những món ăn nấu cùng với củ sen
Tham khảo những món ăn nấu cùng với củ sen

Hướng dẫn sử dụng củ sen để pha trà

Bên cạnh sử dụng củ sen để nấu ăn, bạn cũng có thể pha trà củ sen để uống cũng được. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể và chi tiết về cách pha trà củ sen mà bạn có thể tham khảo: 

Nguyên liệu chuẩn bị pha trà củ sen: 

  • 20g lá trà khô
  • 1,2 lít nước
  • Củ sen tươi hoặc củ sen khô
  • 1 – 2 lát gừng (tùy chọn)
  • Đường (tùy chọn)

Cách pha trà củ sen khô: 

  • Đầu tiên bạn rửa sạch 20g lá trà khô và chuẩn bị 1,2 lít nước.
  • Sau đó bạn bắc nồi lên bếp rồi cho củ sen và nước vào nồi rồi đun ở lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho đến khi trà sôi.
  • Sau khi nước trà đã sôi, bạn tắt bếp rồi cho nước trà ra ấm trà và thưởng thức ngay. Bạn có thể thêm đường nếu muốn uống ngọt hơn.

Cách pha trà củ sen tươi: 

  • Đầu tiên bạn rửa sạch củ sen tươi và cắt thành lát mỏng.
  • Sau đó bạn hấp củ sen trong khoảng 15 phút cho đến khi củ sen mềm.
  • Sau khi hấp xong, bạn cho củ sen đã hấp vào ấm trà rồi đổ nước sôi và để ngâm trong 10 phút. Bạn có thể nấu trà cùng với 1 – 2 lát gừng để trà thơm hơn.
Pha trà củ sen
Pha trà củ sen

Để hiểu rõ hơn về cách nấu trà củ sen được thơm ngon chuẩn vị, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn cách pha trà củ sen thơm ngon đã được Ngọc Sen Việt chia sẻ nhé. 

Lưu ý khi sử dụng củ sen

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Đức Tâm, thì khi sử dụng củ sen, người sử dụng cần lưu ý một số điều sau: 

  • Củ sen cần được nấu chín kỹ trước khi ăn để loại bỏ ký sinh trùng. Ký sinh trùng phổ biến nhất là sán lá gan, có thể gây đau bụng, các vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy và mệt mỏi.
  • Khi mua củ sen, bạn nên chọn những củ sen tươi, không bị dập nát, có màu trắng hoặc nâu đỏ tự nhiên. Tránh những củ có dấu hiệu mốc hoặc có mùi lạ.
  • Khi mua về, củ sen tươi nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1 tuần để đảm bảo giữ nguyên độ tươi và dưỡng chất.
  • Trước khi sử dụng, bạn hãy rửa sạch củ sen dưới nước sạch và ngâm củ sen trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút để khử khuẩn.
  • Mặc dù củ sen có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không nên lạm dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 50-100g củ sen tươi để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Những lưu ý khi sử dụng củ sen
Những lưu ý khi sử dụng củ sen

Một số câu hỏi thường gặp về củ sen 

Ăn củ sen nhiều có tốt không? 

Mặc dù chất xơ trong củ sen tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, và khó tiêu. Bên cạnh đó, Một số người có thể bị dị ứng với củ sen, gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban, hoặc khó thở. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thực phẩm, hãy thận trọng khi tiêu thụ củ sen. 

Theo chia sẻ và lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Đức Tâm, một khẩu phần khoảng 50-100g củ sen tươi mỗi ngày là đủ để bạn có thể tận dụng các lợi ích sức khỏe mà không gây tác động phụ.

Nên ăn khoảng 50-100g củ sen tươi mỗi ngày
Nên ăn khoảng 50-100g củ sen tươi mỗi ngày

Những người không nên ăn củ sen là ai? 

Theo Bác sĩ Nguyễn Đức Tâm có chia sẻ, củ sen mặc dù giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên tiêu thụ củ sen. Dưới đây là những nhóm người cần cân nhắc trước khi ăn củ sen:

  • Người dị ứng với sen: Những người có tiền sử dị ứng với sen hoặc các loại thực phẩm có liên quan như củ sen, hạt sen,… nên tránh tiêu thụ củ sen để phòng ngừa phản ứng dị ứng.
  • Người bị bệnh thận: Trong củ sen có chứa oxalate, một hợp chất có thể gây hại đến sức khỏe của những người bị bệnh thận, đặc biệt là những người có tiền sử bị bệnh thận.
  • Người mang thai và cho con bú: Dù củ sen có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều trong giai đoạn mang thai và cho con bú mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Người có vấn đề về tiêu hóa: Những người có vấn đề về tiêu hóa như táo bón, rối loạn tiêu hóa nên hạn chế tiêu thụ củ sen do chất xơ có thể gây khó chịu và làm tăng tình trạng rối loạn.

Củ sen nấu nước uống có tốt không? 

Việc sử dụng củ sen để nấu nước uống cũng có tác dụng tương tự như việc bạn nấu củ sen để ăn vậy. Uống nước củ sen cũng sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và cung cấp oxy cho các cơ quan, cân bằng huyết áp và cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch,…..

Hy vọng với những chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Đức Tâm trong video “Công dụng của củ sen đối với sức khỏe” trên kênh YouTube Y học thường thức cùng những kiến thức được Ngọc Sen Việt tổng hợp ở trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của củ sen. Từ đó giúp bạn giải đáp được thắc mắc củ sen có tác dụng gì

Lưu ý: Bài viết được tham khảo nội dung từ video chia chia sẻ về những lợi ích và công dụng của củ sen đối với sức khỏe được chia sẻ bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Tâm trên kênh Youtube Y học thường thức. Chính vì vậy mà Ngọc Sen Việt xin miễn trừ trách nhiệm với bất cứ trường hợp nào nằm ngoài chuyên môn của Ngọc Sen Việt. Nếu có bất cứ vấn đề nào, bạn hãy liên hệ với Ngọc Sen Việt để được giải đáp nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)